Giao dịch CFD là gì, có gì khác với thị trường đầu tư truyền thống? CFD cho phép nhà đầu tư có lời kép ngay cả khi thị trường tăng hay giảm và có nhiều ưu điểm khác biệt so với đầu tư truyền thống.
Đây là một hệ sinh thái đầu tư, cho phép Trader kiếm lời từ biến động giá, mở vị thế lâu dài hoặc vị thế ngắn hạn khi tỷ giá thị trường đi lên hoặc đi xuống. Hơn thế đây còn là thị trường đầu tư trực tuyến hiệu quả, thuận tiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào.
Thế nhưng, thị trường này còn quá mới mẻ và khá trừu tượng. Vậy cụ thể, thị trường CFD là gì, giao dịch những sản phẩm nào, Trader sẽ gặp phải thuận lợi và khó khăn gì khi tham gia thị trường CFD? Cũng như những chia sẻ về các mẹo để đầu tư hiệu quả cùng thị trường này. Bài viết sau sẽ phân tích chi tiết các thắc mắc trên, Trader sẽ cần đấy!
Thị trường CFD là gì, Trader đã hiểu tường tận chưa?
Contract For Difference viết tắt là CFD, đây là một dạng hợp đồng chênh lệch giá, một loại công cụ tài chính thu lợi nhuận chênh lệch giữa 2 thời điểm phiên mở và phiên đóng thị trường.
Thị trường CFD khác thị trường truyền thống như thế nào?
- Thị trường truyền thống: Nhà đầu tư cần thu mua cổ phiếu của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xu hướng như: Vàng, bạc, bạch kim, dầu thô, Natgas, cà phê… Sau đó phải chờ đợi đến khi giá của sản phẩm đó tăng lên mới có thể bán ra và thu lợi nhuận.
- Thị trường CFD: cũng là thị trường có tính chất hoạt động tương tự như thị trường truyền thống. Tuy nhiên, mọi giao dịch đều được thực hiện một cách thuận tiện thông qua hình thức trực tuyến. Để giao dịch với thị trường này Trader chỉ cần đăng ký tài khoản của Broker uy tín, nạp tiền vào đó và giao dịch tùy thích các sản phẩm được hỗ trợ.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đầu tư truyền thống và CFD là gì? Đó chính là khi giao dịch với CFD Trader không cần sở hữu tài sản thực dạng vật lý.
Cách thức hoạt động của thị trường CFD
Thị trường CFD mang đến cho nhà đầu tư những lợi ích nào?
- Cho phép nhà đầu tư thu về lợi nhuận kép trên cả 2 diễn biến tăng và giảm thị trường
- Tài khoản giao dịch trên thị trường CFD hoàn toàn miễn phí (Broker uy tín)
- Các sản phẩm tài chính thuộc thị trường CFD đa dạng và phần lớn là các sản phẩm lợi nhuận cao, xu thế đầu tư của thế giới.
Để hiểu hơn về cách thức hoạt động của thị trường CFD, Trader có thể tham khảo qua ví dụ sau:
“Một giao dịch vàng với giá trị một ounce vàng là 1.500 Đô la Mỹ. Trader tham gia thị trường CFD với kỳ vọng giá vàng sẽ tăng lên mức 1.600 Đô la Mỹ / 1 ounce trong vòng 1 tháng tới. Lúc này, Trader mở vị thế mới (dài hạn) mua 1 ounce vàng và ấn định mức giá kỳ vọng cũng như thời gian chốt lệnh trong tương lai là 1 tháng. Trường hợp thị trường diễn biến đúng kỳ vọng, Trader sẽ kiếm được 100 Đô la Mỹ lợi nhuận chỉ sau 1 tháng duy trì vị thế.”
Thị trường CFD bao gồm những loại nào?
CFD Tiền điện tử
Thị trường CFD cung cấp các loại tiền điện tử giúp Trader đầu tư hiệu quả, cụ thể:
- Bitcoin
- Ethereum
- Litecoin
- Ripple
- Apecoin
- …
CFD tiền điện tử là một phân loại thị trường CFD có tính biến động cao. Do đó, nó tạo ra nhiều cơ hội làm giàu nhanh chóng cho Trader. Thị trường này mở cửa suốt 24/5 và hỗ trợ mọi lúc Trader cần để việc đầu tư thuận lợi hơn.
Giao dịch chỉ số thị trường CFD
Chỉ số thị trường CFD là một công cụ tài chính tuyệt vời cho Trader muốn đầu tư vào công cụ mang tính xu hướng. Công cụ chỉ số là đại diện của một tập hợp cổ phiếu dùng để đánh giá hiệu suất của một lĩnh vực hay một thị trường tài chính nhất định. Trader có thể giao dịch hiệu quả với thị trường chỉ số CFD thông qua những tập hợp chỉ số phổ biến sau:
- DAX30 CFD
- DJI30 CFD
- FTSE100 CFD
- NQ100 CFD…
Giao dịch hàng hoá thị trường CFD là gì?
Trong thị trường hàng hóa CFD, Trader có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch các loại hàng hóa sau:
- Kim loại: Vàng, bạc, bạch kim, đồng…
- Năng lượng: Dầu thô, khí thiên nhiên (Natgas), than đá…
- Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu phổ biến: Cà phê, vải cotton, cacao…
Thị trường CFD có những cải tiến từ thị trường truyền thống, cụ thể là Trader sẽ không cần tốn chi phí cho bến bãi, kho chứa hàng hóa, lưu trữ, vận chuyển… giá trị giao dịch sẽ được giữ nguyên thay vì tốn quá nhiều cho những chi phí không cần thiết khác.
Giao dịch cổ phiếu thị trường CFD
Thị trường cổ phiếu CFD cũng là một mảnh đất màu mỡ mà Trader có thể khai thác làm giàu. Trong phiên mua, Trader có thể thu về lợi nhuận dựa vào cổ tức của doanh nghiệp chi trả cho cổ đông thông qua khối lượng cổ phiếu cơ sở mà Trader sở hữu.
Thị trường CFD cổ phiếu có tính chất tương tự với các thị trường CFD khác, cũng có tỷ lệ đòn bẩy và cho phép đầu tư sở hữu số lượng cổ phiếu không giới hạn khác với cổ phiếu truyền thống. Trong thị trường cổ phiếu, Trader có thể tham khảo cổ phiếu các “ông lớn” như:
- Apple
- Samsung
- Netflix
- Tesla…
Khung giờ giao dịch thị trường CFD
Thị trường CFD là phản ánh giá trị của các loại tài sản cơ sở, nó cũng phản ánh cả giờ giao dịch của các loại tài sản này. Có nghĩa là Trader có thể giao dịch với thị trường CFD 24/7 hoặc 24/5 tùy mã công cụ.
Sau đây là các khung giờ giao dịch các loại tài sản CFD phổ biến hiện nay:
- Tiền điện tử: 24/5
- Chỉ số: 24/5
- Cổ phiếu: Khung giờ dựa vào giờ giao dịch của các sàn chứng khoán quốc tế
- Hàng hóa: 24/5.
Theo đó, các mã sản phẩm Forex, hàng hóa và chỉ số sẽ có khung giờ giao dịch trùng với thời gian thị trường CFD hoạt động sôi động nhất:
- London: Từ 8 AM đến 5 PM – GMT
- New York: Từ 1 PM đến 10 PM – GMT
- Singapore: Từ 8 PM đến 5 AM – GMT
- Tokyo: Từ nửa đêm đến 9 AM – GMT.
Thuận lợi và rủi ro khi giao dịch với thị trường CFD
Thuận lợi thị trường CFD
- Không cần tích trữ hàng hóa dạng vật lý như thị trường đầu tư truyền thống
- Không tốn chi phí cho bến bãi, kho lưu trữ, vận chuyển hàng hóa…
- Trader được sử dụng đòn bẩy để giao dịch với thị trường CFD
- Tính thanh khoản của thị trường CFD cao
- Trader có thể kiếm được lợi nhuận kép dù thị trường biến động theo hướng tăng hay giảm giá
- Thị trường CFD đa dạng các sản phẩm tài chính đón đầu xu thế
- Trader có thể giao dịch mua bán nhanh chóng trong ngày thông qua thị trường CFD, mà không cần phải chờ đợi giống như thị trường cổ phiếu truyền thống.
Rủi ro khi giao dịch với thị trường
Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường CFD cũng tồn tại một số rủi ro nhất định, cụ thể:
- Mức độ rủi ro tương đương với tỷ lệ đòn bẩy, do đó Trader phải sáng suốt khi lựa chọn Broker, tránh rơi vào các đòn bẩy khống của các sàn mạo danh với tỷ lệ đòn bẩy lên đến phần nghìn hoặc vô cực. Trader nên nhớ, không ai cho không ai thứ gì, đặc biệt là cuộc chiến thương trường đầy cạm bẫy này
- Thị trường này đòi hỏi Trader phải tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm thực chiến, không phù hợp với Trader mới non kém kinh nghiệm thị trường
- Thị trường phù hợp với hình thức lướt sóng hơn là đầu tư dài hạn
- Đòi hỏi Trader phải dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu thị trường, phân tích và dự đoán biến động mới có thể để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Mẹo giao dịch hiệu quả với thị trường CFD
Để giao dịch hiệu quả với thị trường CFD Trader cần có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, CFD lại là thị trường màu mỡ và tương đối đơn giản với những Trader am hiểu và thông thái.
Bởi chỉ cần ký kết hợp đồng chênh lệch và dự đoán xu thế thị trường, còn lại việc chốt lời hay lỗ sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố liên quan nêu trên. Để hỗ trợ Trader đầu tư thành công cùng thị trường CFD, dưới đây sẽ là những mẹo giao dịch hiệu quả được chia sẻ bởi các Trader Pro, nhà đầu tư mới có thể tham khảo, cụ thể:
- Trader hãy tiếp tục duy trì vị thế đang có lời và đóng ngay vị thế đang thua lỗ
- Giao dịch thị trường CFD một cách logic, khoa học, chứ không phải từ những cảm xúc thắng thua thông thường
- Tuyệt đối đừng đặt toàn bộ số vốn vào cùng 1 vị thế mà hãy chia nhỏ vào nhiều vị thế tiềm năng trên thị trường CFD
- Kết hợp các công cụ phân tích, chỉ báo kỹ thuật để giao dịch CFD hiệu quả hơn
- Giao dịch đúng khung thời gian
- Đừng cố gắng duy trì các vị thế đang thua lỗ với ý nghĩ rỡ rạc, nó sẽ khiến Trader càng lún sâu hơn vào thua lỗ
- Nên chọn Broker có cung cấp công cụ cắt lỗ và trang bị các kiến thức cơ bản về công cụ này để áp dụng đúng lúc.
Qua bài viết chia sẻ về thị trường CFD. Trader có thể thấy được đây là thị trường tiềm năng cho phép giao dịch trên nhiều công cụ tài chính khác nhau với mức ký quỹ thấp, tỷ lệ đòn bẩy phù hợp và tính thanh khoản hợp đồng CFD khá cao.
Trader có thể thu về lợi nhuận trên cả diễn biến thị trường đi lên hoặc đi xuống. Tuy nhiên, Trader cũng cần hiểu rõ, bất kỳ thương vụ đầu tư nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro và CFD cũng thế.
Cách để hạn chế thấp nhất rủi ro đó là tìm 1 Broker uy tín để giao dịch, trang bị kiến thức về thị trường CFD và cần tích lũy kinh nghiệm thực chiến theo thời gian. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu dụng với nhiều nhà đầu tư mới, Goodluck for you!
>> Có thể bạn quan tâm: Nên hay không nên tham gia thị trường phái sinh quốc tế?