Trong đầu tư kinh doanh, có một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến là giá trị vốn hóa. Đây là một trong những khái niệm quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên, các trader cần lưu ý một số yếu tố về vốn hóa thị trường sau đây để đạt được hiệu quả đầu tư như mong muốn.
Nhắc lại khái niệm giá trị vốn hóa là gì?
Vốn hóa thị trường (tiếng Anh là Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của các cổ phiếu đang lưu hành thuộc một doanh nghiệp nào đó. Tức là, vốn hóa của một công ty cổ phần là chỉ số biểu thị tổng số tiền cần chi ra để mua lại công ty đó dựa theo giá thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Công thức tính vốn hóa như sau:
Vốn hóa = Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành x Giá của cổ phiếu hiện hành
Ví dụ dễ hiểu: Giá cổ phiếu hiện hành của một doanh nghiệp là 40.000đ/cổ phiếu, tổng lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường lúc này là 4 triệu. Vậy giá trị vốn hóa của công ty này tại thời điểm phát sinh giao dịch là: 4 triệu x 40.000 = 160 tỷ đồng
Cần phân biệt giá trị vốn hóa và vốn chủ doanh nghiệp
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các quyết định sai trong đầu tư là sự nhầm lẫn khái niệm vốn chủ sở hữu và vốn hóa thị trường. Nhà đầu tư cần phải phân biệt rằng:
- Vốn hóa: Là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá, so sánh về quy mô và vị thế của các doanh nghiệp dựa trên giá cổ phiếu. Chỉ số này biến động phụ thuộc và giá cổ phiếu tại một thời điểm nhất định và tổng lượng cổ phiếu đang được lưu hành của doanh nghiệp. Vốn hóa có tính chất biến động vì bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thường xuyên của giá cổ phiếu.
- Vốn chủ sở hữu: Là một chỉ số để nhà đầu tư căn cứ vào nó để xác định giá trị thực của một doanh nghiệp. Chỉ số này không bị biến động nhiều theo thời gian và chỉ phụ thuộc vào các loại tài sản.
Vốn hóa bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
Dựa thông tin được cung cấp ở trên, nhà đầu tư có thể thấy rõ vốn hóa bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính: Giá cổ phiếu doanh nghiệp và tổng số lượng cổ phiếu. Những yếu tố này ảnh hưởng đến vốn hóa cụ thể như sau:
Khi giá cổ phiếu biến động, vốn hóa thị trường cũng bị tăng hoặc giảm theo. Và khi tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp có sự thay đổi, thì giá trị vốn hóa cũng sẽ xảy ra biến động.
Ví dụ thực tế: Chỉ số vốn hóa của một doanh nghiệp A sẽ có sự thay đổi nếu 1 trong 2 trường hợp sau xảy ra: Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu (khiến vốn hóa giảm), hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu (khiến vốn hóa tăng).
Một điều đặc biệt mà nhà tư hết sức lưu ý, đó là vốn hóa sẽ không bị tác động bởi các hoạt động chia tách cổ phiếu. Có nghĩa là, khi cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu cũng sẽ tăng lên và giá trên thị trường của cổ phiếu đó cũng giảm theo 1 tỷ lệ tương đương. Do đó, giá trị của vốn hóa vẫn không thay đổi.
Xây dựng chiến lược đầu tư từ vốn hóa thị trường
Cần đa dạng hóa danh mục đầu từ để linh hoạt với thị trường đầy biến động của vốn hóa. Khi xây dựng chiến lược đầu tư từ chỉ số này, các trader cần lưu ý những yếu tố sau:
- Trau dồi kiến thức tài chính liên tục: Để đầu tư thông minh, trader cần đa dạng hóa danh mục điều này đồng nghĩa với việc phải am hiểu nhiều loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng nên rèn luyện kỹ năng phân tích tài chính trên nhiều loại cổ phiếu khác nhau.
- Đặt mục tiêu tài chính: Nhà đầu tư cần xác định mục tiêu của mình là dài hạn hay ngắn hạn. Cần cân nhắc, rà soát kỹ càng trước khi quyết định đầu tư.
- Khoảng chấp nhận rủi ro: Đầu tư là một lĩnh vực sinh lời cao nhưng song song đó những rủi ro có thể xảy ra cũng cao. Do đó, nhà đầu tư cần đặt ra khoảng rủi ro mà mình có thể chấp nhận được để thoải mái đa dạng hóa các danh mục với nhiều loại cổ phiếu khác nhau.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các nhà đầu tư về những lưu ý cần biết khi xây dựng chiến lược đầu tư với giá trị vốn hóa. Hy vọng rằng với những thông tin trên, nhà đầu tư sẽ tìm ra phương hướng phù hợp và gặt hái được nhiều thương vụ thành công.